Quá Trình Sinh Sôi Của Mối

1.     Giới thiệu về loài mối

Có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và họ hàng rất gần với loài gián. Tương tự như kiến, mối là loài côn trùng có tập tính xã hội cao. Chúng sẽ “xây dựng” cho mình một vương quốc trong đó có mối chúa thợ và lính. Mỗi con sẽ nhận nhiệm vụ hoạt động khác nhau trong vương quốc của mình.

Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài. Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà. Nguồn thức ăn chính của chúng là các chất Cellulose từ gỗ. Quá trình sinh sôi của mối là rất nhanh. Chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách diệt mối tận gốc. Vì sợ chúng phá hoại các đồ dùng trong gia đình.

2.     Phân loại mối và vai trò của chúng

2.1   Mối chúa

Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 25 năm, lúc đầu đẻ ít trứng. Sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 Vua và 1 Chúa. Nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn có đến vài mối vua hoặc chúa. Ban đầu là mối cánh rời khỏi đàn rơi xuống đất rụng cánh và tìm môi trường để làm tổ.

2.2   Mối vua

Mối vua có đầu nhỏ thân to hơn đầu, các chi phát triển, có màu nâu đậm. Cơ thể lớn hơn mối lính và mối thợ khoảng 200 – 400 lần. Tuy nhiên chúng cũng nhỏ hơn mối chúa rất nhiều. Khi mối vua chết, mối chúa sẽ sinh sản ra đời kế tiếp để tiếp tục duy trì nòi giống.

Nhiệm vụ của mối vua là giao phối, thụ tinh cho mối chúa. Mối vua có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với mối chúa. Trong khi mối chúa có thể sống đến 25 năm, thì mối vua chỉ sống trên dưới 10 năm.

2.3   Mối thợ

Mối thợ có kích thước nhỏ và chiếm khoảng 70 – 80% quân số trong đàn. Loài này có cơ quan sinh sản bị tiêu giảm, các chi thì phát triển tốt.

Loài này nhận nhiệm vụ xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi các mối non… Ngoài những công việc trên, chúng còn tham gia chiến đấu khi bị mối ở tổ khác tấn công.

2.4   Mối lính

Được phân hóa từ mối thợ, số lượng mối lính trong đàn không quá nhiều.

Loài này chịu trách nhiệm canh gác và tấn công. Phần đầu và cặp hàm trên của chúng khá phát triển là một vũ khí cực kỳ lợi hại. Ngoài ra, một số con mối lính còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi bị tấn công chúng có thể phun chất dịch làm mê kẻ tấn công.

2.5   Mối cánh

Mối cánh là sự lột xác một vài lần của con non. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng chỉ là đi kiếm ăn. Khi gặp điều kiện thích hợp (hoàng hôn, mưa giông,…) chúng sẽ dời tổ và di chuyển về những nơi có ánh đèn. Bay khoảng 10-15 phút thì chúng sẽ rụng cánh, con đực sẽ đi tìm con cái, cắn đuôi và cuối cùng là tìm nơi cư trú để tạo thành một tổ mối mới.

2.6   Mối đất

Con mối đất có chiều dài khoảng 5-10mm, mối đất có thân trắng, phần đầu có màu nâu đậm, cơ thể trưởng thành tròn nhỏ hơn mọt gỗ.

Mối đất kiếm ăn phụ thuộc vào những nơi có độ ẩm, thường ăn theo các đường ống nước, hệ thống dây điện âm tường, chúng làm tổ dưới nền móng âm tường, các công trình, và ăn xuyên qua các tầng nhà phía trên, gây sụt lún, hư hại trầm trọng đến nhà cửa xây dựng.

3.     Quá trình sinh sôi của mối

Mối thuộc loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn mà loài này sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau.

3.1 Giai đoạn trứng

Trứng thường được sinh ra từ mối chúa, lần đầu tiên giao phối mối chúa có thể sinh sản được vài chục trứng, theo thời gian cơ quan sinh sản hoàn thiện số trứng sẽ dần tăng lên. Trứng có màu trắng, hình bầu dục và rất nhỏ.

Trứng thường được đẻ ở những nơi chúng cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất. Số phận của các con mối được quyết định từ khi còn trong trứng. Chúng có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào trong tổ như mối thợ, lính hoặc cánh…

3.2 Giai đoạn ấu trùng

Trứng sau 30 – 60 ngày sẽ nở thành ấu trùng. Các con ấu trùng màu trắng đục và có kích thước bằng với kích thước trứng. Sau nhiều lần lột xác chúng sẽ có kích thước lớn hơn và phát triển đầy đủ.

Ấu trùng cũng ăn nguồn thức ăn chủ yếu là cellulose từ gỗ, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của mối thợ. Các con mối thợ sẽ phá vỡ thức ăn bằng cách nhai thức ăn và nuốt vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ chế biến thức ăn và xuất ra từ hậu môn để làm nguồn thức ăn cho các ấu trùng.

3.3 Giai đoạn con trưởng thành

Qua nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ có được đầy đủ các cơ quan để trở thành loài trưởng thành. Thông qua giai đoạn này, chúng sẽ trở thành những con mối thợ, cánh hoặc lính tùy thuộc vào nhu cầu “vương quốc” của chúng

4. Tuổi thọ của loài mối

Tuổi thọ của loài này khá cao, mặc dù sống đa số trong đất chịu rất nhiều nguy cơ về nấm và côn trùng ăn mồi sống nhưng chúng lại có sức sống cực kỳ bền bỉ. Tuổi thọ của chúng cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ mà chúng đang đảm nhiệm:

Mối chúa thực hiện nhiệm vụ sinh sản có thể sống đến 25 năm nếu trong điều kiện khí hậu lý tưởng. Mối vua sống được khoảng 10 năm.

Mối thợ, lính, đất làm nhiệm vụ kiếm ăn, bảo vệ vương quốc thời gian chúng tồn tại chỉ khoảng 1 – 2 năm.

5. Làm gì để ngăn chặn quá trình sinh sôi của mối

Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối người ta thường tìm hiểu các biện pháp để diệt tận gốc cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải tìm diệt được mối chúa.

Vậy để tìm được tổ của loài mối gây hại này, thì người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm….. Từ đó sẽ dùng phương pháp hóa sinh, mà nổi bật nhất là phun thuốc diệt mối trực tiếp vào vị trí có mối nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

Do vậy hãy diệt mối tận gốc từ khi chúng bắt đầu làm tổ để có thể diệt tận gốc loại mối gây hại này. Để đảm bảo chắc chắn diệt mối được tận gốc bạn nên liên hệ với các công ty chuyên về diệt mối để được tư vấn và sử dụng các phương pháp diệt mối tận gốc phù hợp nhất với tình trạng mối của nhà mình, ngăn chặn quá trình phát triển của chúng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực diệt mối cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kỹ năng chuyên môn, trình độ tay nghề cao Sao Nam đã trở thành công ty chuyên về diệt mối tận gốc với nhiều chi nhánh tại khu vực miền Nam và Đà Nẵng.

Do đó nếu tình trạng mối nhà bạn không thể kiểm soát được thì hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất của Sao Nam. Quý khách vui lòng gọi đến số 0903.341.391 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm: https://dietmoisaonam.com/cach-phat-hien-nha-bi-moi-xong/