NHỮNG CÁCH ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI HIỆU QUẢ NHẤT TẠI NHÀ

Muỗi là loài côn trùng gây khó chịu nhất vào ban đêm nhất là lúc đi ngủ. Ban ngày cũng không ngoại lệ những không gian ẩm thấp thiếu ánh sáng cũng được chúng trú ngụ thế nên việc đuổi và diệt muỗi là một vấn đề thiết yếu đối với mỗi chúng ta. Và dưới đây là top những cách đuổi và diệt muỗi hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng. Hi vọng với những chia sẽ này sẽ giúp căn nhà của bạn không còn bóng dáng của những con muỗi đáng ghét nữa.

1. ĐUỔI MUỖI BẰNG TỎI

Đuổi muỗi bằng tỏi có rất nhiều phương pháp nhưng hữu hiệu nhất vẫn là việc dùng tinh dầu tỏi để xua đuổi muỗi một cách nhanh chóng.

Hãy cố gắng trồng cho mình một chậu nhỏ tỏi (khoảng 2-3 củ) để ở góc cửa sổ.  Tỏi rất dễ nảy mầm nên bạn cứ dùng loại này để bỏ vào chậu chúng có thể sống không cần đất. Nhưng nếu muốn lâu dài hãy một tí đất trong chiếc chậu nhỏ. Mùi hương từ tinh dầu từ củ và lá tỏi sẽ khiến muỗi một đi không trở lại.

Ngoài ra người ta có thể dùng tỏi đập dập kết hợp với nước nóng để bay hơi. Như thế mùi hương trong tỏi bay ra khiến các loại muỗi khó chịu bay đi. Với những ai hay ăn tỏi có thể hạn chế được muỗi vây quanh mình, vì những tinh dầu tỏi thoát ra theo lỗ chân long tỏa mùi mà chỉ có muỗi mới cảm nhận được.

2. ĐUỔI MUỖI BẰNG DẦU GIÓ

Sử dụng dầu gió để đuổi muỗi tại nhà chỉ áp dụng hiệu quả vào nhưng căn phòng kín hay có diện tích nhỏ. Có 3 cách thông dụng được nhiều người thực hiện như:

  • Tẩm dầu gió  vào rèm hay màn cửa
  • Bổi trực tiếp dầu gió lên người: bàn chân, bụng, cổ, trán, đỉnh đầu…
  • Mở nắp chai dầu gió và bỏ vào các góc tối, nơi có thể có nhiều muỗi

    3. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG NHANG MUỖI

    Sử dụng nhang muỗi là cách làm đơn giản nhất, bạn chỉ cần mua chúng về và đốt lên thế là xong. Khi nhang muỗi cháy tạo ra mùi gây khó chịu cho muỗi thế là chúng bay đi, với những con muỗi nào không bay đi kịp thì chúng sẽ chết.

4. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG SẢ

Có nhiều người cứ nghĩ trồng sả sẽ xua đuổi muỗi, có những người lại trồng sả ở vách tường của sổ với số lượng nhiều để gây mùi khó chịu cho muỗi. Nhưng nhiều khi như vậy lại phản tác dụng, việc trồng nhiều như vậy có thể là nơi ẩn nấp trụ ngụ cho muỗi.

Thế nên để hiểu đúng về vấn đề này thì chúng ta cần làm đó là cắt một nắm lá sả cỡ vừa bằng nắm tay. Sau đó bỏ hết đi các lá khô, cắt 2 phần đầu đuôi bằng nhau (để cho mùi hương ra từ 2 phía này được nhiều hơn) sau đó cột chặt lại ở giữa và treo ở giữa phòng, phía chân giường hoặc nhưng nơi nào bạn cảm thấy thích hợp. Sả vừa có tác dụng đuổi muỗi tại nhà rất hiệu quả và tạo không gian một mùi thơm dễ chịu.

Ngoài ra bạn có thể trồng thêm trong phòng cây chống muỗi khác: cây bạc hà, ngũ gia bì, phong lữ…

5. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG SÁP THƠM

Sử dụng các loại sáp thơm đuổi muỗi được bán trên thị trường, loại sáp thơm đuổi muỗi  được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất hiện nay. Loại sáp thơm đuổi muỗi này được chiết xuất từ tinh dầu cây hoa oải hương, có mùi thơm tự nhiên không gây hại cho sức khỏe gia đình bạn, ngoài ra chúng còn có công dụng đuổi luôn cả gián, ruồi …

 

6. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG VỎ CAM

Vỏ cảm thường được nhiều người vứt đi sau mỗi lần ăn thế nhưng ít ai biết rằng vỏ cam có thể đuổi muỗi một cách hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Bạn cho cây nến vào trong vỏ cam sau đó đốt nó lên. Khi vỏ cam ảnh hưởng lượng nhiệt từ cây nên có thể gây mùi khó chịu cho muỗi và khiến chúng bay đi.
  • Để đạt hiệu quả nhất bạn nên bóc vỏ cam làm sao để giữ được nguyên hình một cách có thể.
  • Sau đó cố định hình cầu lại bằng tăm. Như thế mùi hương từ cam sẽ được trọn vẹn nhất.
  • Cách dùng này hiệu quả nhất khi đốt trước 20 – 30 phút trước khi đi ngủ.

7. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG HÓA CHẤT DIỆT MUỖI.

  • Người ta thường sử dụng hóa chất này để đổ vào trong các vùng nước đọng, bể đựng nước, các lốp xe… để không ngăn ngừa muỗi sinh sôi nảy nỡ.
  • Sử dụng hóa chất diệt muỗi để giặt các loại rèm cửa, mùng màn… là cách đuổi và diệt muỗi cực kỳ hiệu quả.
  • Sử dụng hóa chất để xịt trực tiếp lên các bụi cây, lùm cỏ,…

8. DIỆT MUỖI BẰNG BIA

Diệt muỗi bằng bia là có thật và hiệu quả nó mang lại rất cao. Việc sử dụng một ít bia trộn lẫn xà phòng và ít đường để thu hút muỗi. Sau khi có dung dịch này hãy đặt ở những nơi có nhiều muỗi: gầm giường, chân tủ, góc bếp, … để thu hút chúng và khi dính vào dung dịch này chúng sẽ tự ắt chết ngay sau đó.

9. ĐUỔI VÀ DIỆT MUỖI BẰNG VỢT MUỖI.

Việc diệt muỗi này khá đơn giản, chỉ cần ấn công tắt và vợt vào những con muỗi đang bay. Khi muỗi bị dính vào vợt sẽ bị giật đến chết  và có thể phát ra tiếng nổ. Mặc dù là phương pháp thủ công nhưng dường như căn nhà nào cũng thủ sẵn để diệt muỗi mọi lúc.  Hãy cẩn thận trong lúc dùng, chúng có thể gây giật hoặc làm vỡ các dụng cụ trong nhà nếu bạn quá mải mê vợt những con muỗi đáng ghét đó.

10. DIỆT MUỖI BẰNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG

Hãy sử dụng các loại bình xịt côn trùng không ảnh hưởng đến sức khỏe được bộ y tế chứng nhận. Nên sử dụng một cách hợp lý, hạn chế xịt bừa bãi. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt côn trùng vô cùng hiệu quả và vô cùng an toàn mà bạn có thể lựa chọn như Abate 1SG, Termosant 10SC, Fendona 10SC, Deltox 10SC (1 lit),….

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÌNH XỊT MUỖI – DIỆT CÔN TRÙNG

  • Xịt với lượng vừa đủ trong khoảng không gian nhất định
  • Hạn chế xịt bừa bãi
  • Đậy kín hoặc che chắn các dụng cụ sinh hoạt và thức ăn.
  • Nên tránh xa khu vực phun xịt thuốc
  • Nên tránh xa tầm tay trẻ em
  • Không nên phun trực tiếp vào các thiết bị điện hay các chất dễ cháy nổ
  • Hạn chế hít phải thuốc diệt muỗi
  • Nên đưa vào viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu mệt mỏi xâm xoàng buồn nôn… khi bị dính phải thuốc diệt muỗi.

LỜI KHUYÊN:

  • Nên mắc màn trong lúc ngủ
  • Tạo không gian thoáng đãng
  • Không tạo điều kiện cho muỗi ẩn nấp
  • Dọn rác và xử lý nguồn nước đọng
  • Lau sàn nhà với nước thơm
  • Thường xuyên phát thảo các bụi cây trong sân vườn
  • Vệ sinh thân thể hằng ngày sạch sẽ
  • Dùng lưới chống muỗi và các loại côn trùng khác
  • Giặt các loại tất vớ sau khi sử dụng
  • Hạn chế đến những vùng sông, suối, cống rảnh vào ban đêm
  • Bôi kem chống muỗi một cách hợp lý
  • Nên tiêm vắc xin sốt xuất huyết và có phương pháp xử lý kịp thời khi bị sốt xuất huyết.