Cách diệt mọt gạo nhanh và hiệu quả nhất

Cách diệt mọt gạo nhanh và hiệu quả nhất

Hôm nay, Sao Nam xin chia sẻ  cách diệt mọt gạo đơn giản, nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Nguyên nhân gây ra mọt gạo do:

  • Mọt gạo không phải do gạo cũ mới tạo thành mà thực ra trứng của mọt gạo đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt đen trong gạo.
  • Chúng có thể xâm nhập tủ đựng thức ăn một cách dễ dàng vì mọt hay có trong hạt ngũ cốc, vì vậy chúng ta mang chúng vào bếp mà không hề hay biết. Có thể dễ dàng ngăn chặn và loại bỏ những loài mọt gây hại này xâm nhập vào nơi dự trữ thức ăn của bạn.

Cùng Sao Nam tìm hiểu cách diệt mọt gạo trong nhà ngay sau đây nhé.

1. Cách ngăn chặn mọt xâm nhập vào lương thực

1.1 Kiểm tra lương thực trước khi mua

Kiểm tra bao bì có bị rách, hỏng không

Cách tốt nhất để ngăn chặn mọt xâm nhập vào kho lương thực của bạn là tránh mua thức ăn bị nhiễm mọt.

  • Kiểm tra xem các loại ngũ cốc có mọt không.
  • Xem nơi bán có bị ẩm thấp hay không. Ẩm thấp là điều kiện thu hút mọt tới và trứng của chúng sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng.
  • Mua lương thực với số lượng vừa phải, đừng mua quá nhiều.
  • Mua lương thực trong bao bì rõ ràng. Lương thực được đóng thành bao sẽ hạn chế tối đa việc xuất hiện mọt gạo.
  • Kiểm tra kỹ bao bì trước khi mua. Tìm các lỗ, vết thủng hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác có thể là dấu hiệu sự xâm nhập của mọt.

1.2 Ngăn chặn mọt vào nhà

Trám các vết nứt ở cửa tủ để lưng thực

Mọt thường xâm nhập vào nhà bạn thông qua thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng chúng cũng bị thu hút qua các vị trí dễ bị bào mòn, ẩm thấp. Cụ thể là:

  • Các vết nứt, các vết rách ở cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió.
  • Các vết nứt, lỗ hở ở tủ đựng thức ăn.

Bạn cần nhanh chóng xử lý và trám các vết nứt, lỗ hở, vết rách này lại.

1.3 Chuyển lương thực vào thùng chống mọt

CHuyển lương thực vàp thùng, hộp đựng có nắp

Khi bạn đã diệt hết mọt có thể ẩn náu trong ngũ cốc của bạn, hãy chuyển ngũ cốc vào hộp thủy tinh, kim loại hoặc nhựa dày có nắp đậy kín.

Lưu ý: Mọt có thể ăn qua giấy và nhựa mỏng.

1.4 Giữ các kệ đựng thức ăn sạch sẽ

Giữ kệ và tủ đựng sạch sẽ

Mọt bị thu hút bởi những mẩu thức ăn nằm xung quanh tủ đựng thức ăn của bạn, chẳng hạn như bụi bột, ngũ cốc rơi vãi hoặc hạt gạo rơi. Để đảm bảo rằng không có thứ gì trong tủ đựng thức ăn của bạn có thể thu hút chúng, hãy giữ cho kệ của bạn sạch sẽ và không có thức ăn.

Thường xuyên lau dọn tủ đựng thức ăn, ít nhất 1-2 tuần 1 lần. Để đảm bảo không có thực phẩm bị rơi vãi và mốc, thu hút mọt tới làm tổ.

1.5 Làm sạch các tất cả các thiệt bị nhà bếp

Một khi mọt xâm nhập, chúng không chỉ làm tổ ở kho lương thực của bạn. Chúng có thể di chuyển “khám phá” các khu vực xung quanh để tìm kiếm các nguồn thức ăn khác.

Các mảnh vụn, thức ăn thừa thường được tìm thấy ở các thiết bị gia dụng như: nồi cơm, tủ lạnh, bếp ga, lò nướng, lò vi sóng… Bạn cần giữ cho các đồ gia dụng này luôn sạch sẽ.

1.6 Hút bụi toàn ngôi nhà

Đặc biệt là ở nhà bếp. Việc này không chỉ loại bụi bẩn trong nhà, mà bạn có thể đồng thời dọn thức ăn thừa, mảnh vụn thực phẩm, hoặc bột là những thứ mà quét nhà cũng không thể làm sạch.

Và cũng có thể bạn hút mọt và trực tiếp loại bỏ chúng luôn đấy.

Chú ý các gầm tủ bếp, gầm tủ lạnh,… là những nơi khó vệ sinh và chúng ta thường bỏ qua. Đó là những nơi tuyệt vời để mọt làm tổ.

2. Cách diệt mọt gạo khi đã bị chúng xâm nhập

2.1 Diệt mọt gạo bằng cách làm đông lạnh hạt gạo

Làm đông lạnh hạt gạo

Cho gạo chứa mọt vào túi, cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Diệt mọt ở nhiệt độ thấp mà vẫn đảm bảo chúng không thể tái sinh.

Chờ 24 tiếng sau mới lấy ra, lúc này mọt đã chết đông cứng lại, chuyển sang màu đỏ đen, rất dễ vớt ra và không ảnh hưởng đến mùi vị ban đầu của gạo.

2.2 Phơi gạo có mọt ngoài trời

Đặt gạo bị mọt xâm nhập ở nơi thoáng mát, để mọt bò ra từ từ.

Lưu ý: Không phơi gạo ở trời nắng, điều này sẽ làm phản tác dụng, mọt không những không giảm mà còn sinh sản nhanh chóng.

2.3 Sử dụng tỏi khô, ớt khô, tiêu để loại bỏ mọt gạo

Sử dụng tỏi khô, ớt khô để diệt mọt gạo

Cho một ít tỏi khô (hoặc ớt khô, hoặc tiêu) vào cái chén nhỏ, sau đó đặt trong thùng gạo. Mùi hăng của các loại gia vị này giúp xua đuổi mọt nhanh chóng.

2.4 Sử dụng các loại thảo mộc để xua đuổi mọt gạo

Có nhiều loại thảo mộc có thể hoạt động như chất đuổi mọt. Bạn có thể dùng lá nguyệt quế, đinh hương, hương thảo… đặt vào bên trong hộp, thùng đựng lương thực.

Các loại thảo mộc này có tác dụng khử khuẩn và xua đuổi mọt hiệu quả.

2.5 Xua đuổi mọt gạo bằng cách sử dụng rượu trắng

Tương tự, bạn cho một ít rượu trắng vào chén nhỏ, và cũng đặt vào thừng gạo. Rượu trắng có tác dụng diệt khuẩn tốt. Chất ethanol trong rượu bay hơi có tác dụng diệt côn trùng, diệt khuẩn.

2.6 Cách diệt mọt gạo với vôi sống

Bạn cũng có thể ặt một ít vôi sống dưới đáy thùng gạo.

Vôi sống có thể được bao bọc trong bị ni lông để ngăn cách gạo và vôi sống. Vôi sống cũng có tác dụng ngăn ngừa côn trùng và là cách diệt mọi gạo hiệu quả.

2.7 Diệt mọt gạo bằng cách sử dụng hộp diêm

Trong bao diêm chứa lưu huỳnh, bạn có thể mở hờ hộp diêm và đặt trong thùng gạo.

Đây cũng là một mẹo tốt để loại bỏ mọt gạo.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Hi vọng những thông tin được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *