Phòng chống mối nền cho Công an Thủ Dầu 1- Thuộc Công an tỉnh Bình Dương

Phòng chống mối nền cho  Công an Thủ Dầu 1- Thuộc Công an tỉnh Bình Dương

Hiện nay, việc chống mối nền rất được chú trọng đây là bước đầu để phòng trừ mối cho cơ sở, đơn vị của các cơ quan làm việc. Phòng chống mối nền có rất nhiều phương pháp để lựa chọn như: đào hào, phun tẩm nền, xử lý đặt trạm..v.v. Phương pháp nào cũng phòng chống mối hiệu quả và tùy theo từng công đoạn của công trình.

Dưới đây là khách hàng của Sao Nam – Công an Thủ Dầu 1 thuộc Công an tỉnh Bình Dương chọn các phương pháp tốt nhất hiện nay để được chống mối cho cơ quan làm việc của mình.

Kỹ thuật khảo sát thực tế và luôn kiểm tra , theo dõi tiến độ công trình

Sau khi đội kỹ thuật kinh nghiệm nhiều năm khảo sát, lên phương án cho từng công đoạn của công trình, thì dưới đây là công đoạn đầu tiên là phương pháp đào hào được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 7958/2010: Bảo vệ công trình xây dựng- phòng mối cho công trình mới bắt đầu xây dựng.

   

Nhân viên tiến hành đào hào dọc chân tường

Phương pháp này thì chúng ta cần lập hàng rào phía trong và phía ngoài móng bằng hào được đào sát phần móng. Cụ thể như sau:

Chống mối nền bằng hào phía ngoài công trình:

  • Tạo lớp chướng ngại bằng cách đào hào, tức là các “hàng rào” bao quanh phía ngoài sát mặt tường móng công trình, nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình. Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60 – 80cm tuỳ theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 10-12kg/m3 thuốc PMS-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại.
  • Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ bê tông rồi hoàn thiện.

Hào đã được đào xong

Chống mối nền bằng hào phía trong công trình:

Hàng rào chống mối phía trong công trình cũng tương tự như tạo hàng rào phía ngoài công trình. Đào rãnh sát chân tường, rộng 30cm, sâu 30-40cm kể từ lớp đất hoàn thiện. Đất đào lên được trộn 10-12kg/m3 thuốc PMS – 100 hoặc thuốc phòng mối có tác dụng tương đương rồi lấp lại.

– Trên mặt nền , trước khi đổ vữa bê tông kể cả mặt các dải cọc, dải một lớp PMS-100 với liều lượng 0,7-1 kg/1m2 theo thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm . Sau đó dải một lớp nilon trước khi đổ một lớp vữa lát nền .

Chú ý:

– Trong quá trình lấp hào phải loại bỏ các thành phần vật chất có chứa Cellulose, đặc biệt là các mảnh cốp pha kẹt lại, rễ cây… vì chúng dễ trở thành đối tượng hấp dẫn mối. Các vị trí có ống cấp thoát nước, dây điện ngầm đi qua vị trí hào phải được tăng cường thuốc, vì đây là các vị trí dễ bị mối lợi dụng làm đường đi qua.

– Các cốt pha bị kẹt phải được phun thuốc xử lý.

– Trong khi lấp hào không được lấp theo các vật liệu thải từ việc phá dỡ, có kích thước lớn như các mảng bê tông, mảng tường vỡ…

– Hào có thể thi công từng đoạn tuỳ theo tiến độ chung của công trình. Khi thi công hào trong phải bám sát thực tế và tiến độ thi công của công trình.

Đối với các công trình phòng chống mối phải dùng nhiều phương án đào hào kết hợp với phun tẩm nền, tưởng để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể dùng hợp chất đặc chủng Termize 200SC phun với nồng độ 1,0 – 1,2% với liều lượng 5 lít phun cho một mét vuông mặt nền.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *